Nữ thiên hoàng Hoàng_hậu_Nhật_Bản

Có tám triều đại nữ thiên hoàng (sáu nữ thiên hoàng trong đó có hai người trị vì hai lần) từng xuất hiện trong lịch sử cổ đại Nhật Bản và thêm hai triều đại nữa vào thời cận đại (thời Edo). Mặc dù có tám nữ đế trị vì nhưng những người kế vị của họ đều được chọn từ nam giới trong hoàng tộc (trừ một ngoại lệ là Nữ thiên hoàng Gemmei truyền ngôi cho Nữ thiên hoàng Genshō).[1] Sau nhiều thế kỷ, việc truyền ngôi cho nữ giới chính thức bị cấm khi Luật gia đình hoàng gia được ban hành cùng với Hiến pháp Meiji mới vào năm 1889.

Tám nữ thiên hoàng trong lịch sử là:

  1. Nukatabe, Thiên hoàng Suiko
  2. Takana, Thiên hoàng Kōgyoku và cũng là Thiên hoàng Saimei
  3. Unonosasara, Thiên hoàng Jitō
  4. Ahe, Thiên hoàng Gemmei
  5. Hitaka, Thiên hoàng Genshō
  6. Abe, Thiên hoàng Kōken và cũng là Thiên hoàng Shōtoku
  7. Okiko, Thiên hoàng Meishō
  8. Toshiko, Thiên hoàng Go-Sakuramachi

Khác với tám nữ thiên hoàng trên, một nữ thiên hoàng nữa được cho là đã trị vì Nhật Bản, nhưng bằng chứng lịch sử về triều đại của bà là rất ít và bà không được tính vào danh sách các thiên hoàng chính thức. Đó là Thiên hoàng Jingū.

Dưới ảnh hưởng tôn giáo của Thần đạo, nữ thần Amaterasu, vị thần tối cao trong hệ thống kami, có thể gợi ý rằng những người cai trị đầu tiên của Nhật Bản là phụ nữ.[2] Theo biên niên sử Cổ sự kýNhật Bản thư kỷ, các Thiên hoàng Nhật Bản được coi là hậu duệ trực tiếp của Amaterasu.